Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023

Luật Thanh tra được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 14/11/2022 và có hiệu lực ngày 01/7/2023. Luật Thanh tra sửa đổi nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Thanh tra năm 2010 và cụ thể hoá Hiến pháp 2013, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, yêu cầu:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chỉ rõ nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất; theo chuyên đề, chuyên ngành, của cấp trên đối với cấp dưới; cấp dưới giám sát cấp trên; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; đặc biệt, hiện nay đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra phải thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.
Luật Thanh tra năm 2022 bao gồm 118 điều, 8 chương (tăng 40 điều, 1 chương so với Luật Thanh tra năm 2010 (gồm 78 điều, 7 chương), bao gồm: chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8); chương 2: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (từ Điều 9 đến Điều 37); chương 3: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (từ Điều 38 đến Điều 43); Chương 4: Hoạt động thanh tra (từ Điều 44 đến Điều 101); Chương 5: Thực hiện kết luận thanh tra (từ Điều 102 đến Điều 107); Chương 6: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra (từ Điều 107 đến Điều 111); Chương 7: Điều kiện đảm bảo hoạt động thanh tra (từ Điều 112 đến 113); Chương 8: Điều khoản thi hành (từ Điều 114 đến Điều 118).
Luật Thanh tra năm 2022 có nhiều quy định mới, khắc phục được những vướng mắc, khó khăn, lỗ hổng của Luật Thanh tra năm 2010, cụ thể có một số điểm mới như sau:
1. Tăng 01 Chương và 40 Điều so với Luật Thanh tra 2010;
2. Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành (Điểm mới);
3. Quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra tại Luật Thanh tra 2022;
5. Bổ sung các điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước
6. Phải có sự phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra (Điểm mới).
Đính kèm:/documents/53333/47152679/luat-thanh-tra-nam-2022.pdf/ec476c1b-89d4-4213-ae93-b8aef8a7363e